Kết quả tìm kiếm cho "Du lịch An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 11750
Không chỉ là vùng đất non nước hữu tình, An Giang còn tự hào với những “địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong chặng đường 50 năm, tỉnh An Giang từng bước khẳng định vai trò là “vựa lúa” của vùng ĐBSCL và cả nước, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp tích cực vào mục tiêu nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Không chỉ là quê hương của những người con anh dũng, Thoại Sơn còn là minh chứng sống động cho tinh thần quật cường, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một vùng đất từng gánh chịu bao đau thương mất mát. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ đến công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương ngày nay, Thoại Sơn luôn tỏa sáng phẩm chất anh hùng.
Trong điều kiện khó khăn, người An Phú luôn cần cù, sáng tạo, nghĩa khí, kiên cường; luôn vượt qua thử thách để giành thắng lợi, giữ vững độc lập tự do, tiến lên xây dựng quê hương giàu đẹp.
Là đô thị mới vùng biên giới của tỉnh An Giang, TX. Tịnh Biên đã có chặng đường 50 năm dựng xây, phát triển sau ngày thống nhất đất nước. Mảnh đất bom đạn tàn phá ngày nào đã trở thành thị xã sầm uất, với những công trình khang trang, nụ cười rạng rỡ của bao thế hệ cống hiến cho mảnh đất biên cương.
Tri Tôn là vùng đất anh hùng, có nhiều hy sinh, mất mát cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh; tích cực chăm lo người có công, gia đình chính sách.
Trong không khí hân hoan cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tỉnh An Giang - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng - tự hào viết nên bản hùng ca phát triển đầy ấn tượng. Từ những dấu tích của một thời kỳ gian khó, An Giang đã vươn mình, kiến tạo diện mạo mới năng động và đầy tiềm năng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của quốc gia.
Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, cùng với trợ lực từ trên, Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân đã đoàn kết, nỗ lực, không ngừng phát huy tinh thần lao động, sáng tạo để cù lao hôm nay khang trang hơn, tươi đẹp hơn.
Từ vùng đất dân cư thưa thớt, nhiều nơi bỏ hoang, mang địa danh “Châu Đốc tân cương” thời vua Gia Long, đến khi trở thành đô thị sầm uất miền biên giới ngày nay, TP. Châu Đốc đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm. Nhưng dù thay đổi thế nào, nơi đây vẫn là vùng đất rất đặc trưng về vị trí địa lý, về tâm linh tín ngưỡng, về khát vọng phát triển không ngừng.
Huyện cù lao Chợ Mới, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở An Giang vào tháng 4/1930, lại là nơi cuối cùng của tỉnh nói riêng, miền Nam nói chung, được giải phóng sau ngày 30/4/1975. “Chợ Mới đã từng bước vươn lên bằng nội lực, thế mạnh vốn có, khẳng định vị thế của một địa phương giàu truyền thống trong tỉnh, anh dũng trong đấu tranh, anh hùng trong lao động” - nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh nhận định.
Sở dĩ dân gian quen gọi kênh chữ S, do đầu tuyến kênh có cây cầu bê-tông nối Quốc lộ 91 uốn lượn giống hình chữ S. Con kênh được đào sau ngày giải phóng, góp phần quan trọng trong điều tiết nước, lưu thông đường thủy nối liền từ sông Hậu cuộn chảy đến Hà Tiên.